- Trần thạch cao là gì?
- Trần Thạch Cao Bao Nhiêu Tiền 1m2?
- Một số vấn đề cần lưu ý khi thi công trần thạch cao
- Chọn phong cách phù hợp với từng không gian sống
- Độ dày phù hợp
- Có khả năng chống cháy, cách âm và cách nhiệt hiệu quả
- Tổng hợp các mẫu trần thạch cao đẹp nhất 2022
- Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp
- Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp
- Mẫu trần thạch cao phòng bếp đẹp
- Đơn vị thi công trần thạch cao trọn gói chất lượng và uy tín
- Quy trình thi công trần thạch cao tại Quyết Thắng 68
Trần thạch cao hiện nay đang là một sản phẩm khá phổ biến bởi các tính năng rất hữu ích của nó. Trần thạch cao không chỉ giúp cách âm, cách nhiệt mà còn khả năng chống cháy và làm tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà. Chính vì vậy mà nhu cầu làm trần thạch cao đang ngày càng tăng cao vượt bậc. Một câu hỏi mà nhiều người vẫn băn khoăn trước khi xây chính là trần thạch cao bao nhiêu tiền 1m2? Vậy thì tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này một cách chi tiết nhất và đưa ra một vài gợi ý mẫu trần thạch cao đẹp cho bạn tham khảo.
Trần thạch cao là gì?
Hiện nay, trần bằng thạch cao được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, từ nhà ở cá nhân cho đến công trình công cộng. Với tính thẩm mỹ cao, trần thạch cao đã dần trở nên không thể thiếu nào trong việc thiết kế nội thất của nhà ở hay cơ quan, văn phòng làm việc.
Trần thạch cao là trần được làm từ các tấm thạch cao và được cố định bằng hệ khung xương vững chắc, làm liên kết với kết cấu chính của tầng trên. Loại trần này còn có tên gọi khác là trần giả, tức là lớp trần thứ hai nằm ở bên dưới trần nhà nguyên thủy.
Về cấu tạo, trần thạch cao là một tổ hợp các vật liệu bao gồm: tấm thạch cao, khung xương thạch cao, sơn bả và các loại vật liệu khác. Và để có thể hiểu tại sao những vật liệu này lại tạo nên trần thạch cao thì chúng ta cùng xem qua chức năng của chúng nhé:
- Khung xương thạch cao: Đây là vật liệu để có thể cố định hệ trần và làm tối ưu tính vững chắc khi đưa tấm thạch cao và sơn bả lên.
- Tấm thạch cao: Trực tiếp liên kết với khung xương thạch cao bằng các con vít chuyên dụng, giúp tạo nên độ phẳng chắc cho trần nhà.
- Sơn bả: Giúp tạo độ mịn và đều màu cho trần thạch cao.
Trần Thạch Cao Bao Nhiêu Tiền 1m2?
Dưới đây là giá trần thạch cao Bình Dương trọn gói mới nhất 2022 cho bạn tham khảo:
Loại trần | Vật liệu | Đơn giá từ 30 đến 50m2 | Đơn giá từ 50 đến 100m2 |
Trần thạch cao giật cấp từ 2-3 lớp | Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao Thái | 150.000/m2 | 145.000/m2 |
Khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao Thái 9mm | 160.000/m2 | 155.000/m2 | |
Trần thạch cao phẳng | Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao Thái | 150.000/m2 | 145.000/m2 |
Khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao Thái 9mm | 155.000/m2 | 150.000/m2 | |
Trần thạch cao tấm thả | Tấm thả phủ nhựa màu trắng 60x60cm, khung xương Hà Nội, tấm Thái | 145.000/m2 | 140.000/m2 |
Tấm thả phủ nhựa màu trắng 60x60cm, khung xương Vĩnh Tường, tấm Thái | 150.000/m2 | 145.000/m2 | |
Tấm thạch cao chịu nước | Khung xương Hà Nội, tấm thạch cao UCO 4mm | 180.000/m2 | Thỏa thuận theo thực tế |
Khung xương Vĩnh Tường, tấm thạch cao UCO 4mm | 185.000/m2 | 180.000/m2 |
Một số chú ý là bạn nên lưu ý:
- Đơn giá trên là chưa bao gồm phí VAT 10%
- Đơn giá trên áp dụng đối với khu vực nội thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Những nơi khác sẽ có một chút thay đổi nhưng không quá chênh lệch.
- Đơn giá trên chỉ dành cho thi công trọn gói phần thô, chưa bao gồm công đoạn sơn bả, xử lý mối nối thạch cao.
Một số vấn đề cần lưu ý khi thi công trần thạch cao
Để có thể có được một không gian đẹp mắt và ấn tượng, thì một trần nhà đẹp có sự phá cách cũng là một yếu tố không thể thiếu.Trước khi thi công trần thạch cao, các bạn nên lưu ý những tiêu chí đánh giá sau:
Chọn phong cách phù hợp với từng không gian sống
Trần thạch cao tuy nhìn thì khá đơn giản nhưng lại có rất nhiều mẫu mã và kiểu cách cho bạn lựa chọn. Với từng không gian sống và với mỗi sở thích khác nhau, thì lại có một thiết kế riêng biệt. Vậy nên, bạn cần xem rõ mình sẽ xây trần thạch cao ở không gian như nào, sở thích của bạn ra sao để có thể chọn ra được loại trần thạch cao phù hợp.
Độ dày phù hợp
Độ dày là một yếu tố vô cùng quan trọng khi quyết định xây dựng trần thạch cao. Để trần không bị thấm nước, các đơn vị thi công uy tín sẽ xây dựng trần với độ dày từ 9mm trở lên. Với phòng khách và phòng ngủ thì càng cần chú trọng vào độ dày của trần thạch cao hơn. Bởi vì, nếu trần ở những phòng này bị ẩm mốc thì sẽ gây mất thẩm mỹ và nhanh chóng xuống cấp.
Có khả năng chống cháy, cách âm và cách nhiệt hiệu quả
Trần bằng thạch cao được nhiều người ưa chuộng cũng bởi công năng cách nhiệt, chống tiếng ồn và chống cháy tốt. Bởi vậy mà khi chọn mẫu trần thạch cao, bạn nên cân nhắc cả chất lượng của sản phẩm và cũng như đơn vị thi công uy tín.
Tổng hợp các mẫu trần thạch cao đẹp nhất 2022
Mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp
Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp
Mẫu trần thạch cao phòng bếp đẹp
Đơn vị thi công trần thạch cao trọn gói chất lượng và uy tín
Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề, công ty Cơ khí và Xây dựng Quyết Thắng 68 đã thi công đến hàng trăm trần vách thạch cao và cũng chưa từng khiến khách hàng thất vọng với sản phẩm. Đơn vị chuyên thiết kế và thi công trần thạch cao, vách thạch cao, xây nhà trọn gói Bình Dương và khắp các quận TPHCM cho các hộ gia đình hay các công trình, cơ quan đảm bảo uy tín hàng đầu Việt Nam.
Lựa chọn Quyết Thắng 68, đơn vị sẽ cam kết đảm bảo cả về chất lượng, giá cả cũng như tính thẩm mỹ khi thi công trần thạch cao. Bên cạnh đó, đơn vị sẽ gợi ý cho bạn những mẫu trần tốt, phù hợp không gian sống và sở thích của bạn, giúp mang lại cảm giác thoải mái và tích cực.
Với mong muốn mang đến những công trình trần thạch cao chất lượng nhất, Quyết Thắng 68 luôn muốn khách hàng nhớ đến dịch vị của đơn vị. Đội ngũ nhân viên tư vấn cùng các kỹ sư, nhân viên thi công với nhiều năm kinh nghiệm dày dặn trong nghề, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất và đảm bảo hài lòng với chất lượng sản phẩm.
Quy trình thi công trần thạch cao tại Quyết Thắng 68
Đối với từng loại trần khác nhau sẽ có các quy trình thi công khác nhau, cùng tham khảo nhé:
Đối với trần giật cấp
- Bước 1: Đặt thanh dùng cố định để viền tường của phần giật cấp của trần giật cấp được kín kẽ.
- Bước 2: Treo ty và thanh chính của phần trần hạ sao cho cách tường khoảng 40cm
- Bước 3: Tiếp đó để cố định thanh VTC20/22, cần đặt mặt dựng lên phần đáy khung xương thạch cao của trần thượng.
- Bước 4: Đặt thanh chính nối với thanh phụ bằng cách cắt thanh phụ và bẽ mặt dựng, nối nó vào thanh chính thông qua khóa liên kết.
- Bước 5: Điều chỉnh và cân bằng lại hệ thống khung xương.
- Bước 6: Lắp đặt tấm thạch cao lên khung theo hướng vuông góc với thanh phụ.
- Bước 7: Cuối cùng là gia cố lại các cạnh góc bằng thanh chữ V lưới, nghiệm thu và bàn giao lại công trình.
Đối với trần thả
- Bước 1: Xác định độ cao của trần, lấy mặt phẳng của trần bằng nivo và đánh dấu lại mặt phẳng.
- Bước 2: Lắp đặt khung, dùng búa để định hoặc khoan giúp cố định viền tường.
- Bước 3: Xác định khoảng cách sao cho các điểm treo trên hệ thống khung xương không cách quá 120cm.
- Bước 4: Đo khoảng cách của các thanh chính sao cho phù hợp với hướng của các điểm treo trên mái.
- Bước 5: Liên kết các thanh phụ với các thanh chính theo khoảng cách đã xác định.
- Bước 6: Thả các tấm lên các ô đã tạo thành bằng thanh chính và thanh phụ. Sau đó, chỉnh sửa và hoàn thiện công trình.
Đối với trần nổi
- Bước 1: Dùng ống nivo hoặc tia laser để xác định đô cao trần nhà. Đánh dấu lại các vị trí ở trên vách hoặc cột.
- Bước 2: Cố định các cây thanh viền tường tại vị trí dấu vẽ ở bước 1, sau đó cố định lại.
- Bước 3–4: Chia trần nhà thành các phần sao cho cân đối giữa chiều rộng của khung bao và tấm trần.
- Bước 5: Treo móc trên trần sao cho có khoảng cách từ 120 – 122cm. Khoảng cách giữa móc đầu tiên và vách khoảng 60cm là hợp lý. Các điểm treo móc cần được khoan trực tiếp vào sàn.
- Bước 6: Móc nối các thanh dọc lại với nhau. Dùng lỗ kết chèo trên 2 đầu nối các thanh chính lại với nhau, khẩu độ từ 80 – 120 cm.
- Bước 7: Nối các thanh phụ 1 với các đầu ngàm được lắp vào lỗ mộng trên thanh chính.
- Bước 8: Nối thanh phụ 2 với kích thước thiết kế thích hợp nhất là 60 đến 61 cm.
- Bước 9: Căn chỉnh lại khung trần thả.
- Bước 10: Căn cứ theo các kích thước phù hợp để lắp đặt tấm lên khung trần.
- Bước 11: Sử dụng lưỡi dao bén, kéo cưa,… để xử lý viền trần.
- Bước 12: Vệ sinh công trình sạch sẽ, nghiệm thu và bàn giao cho khách hàng.
Đối với trần chìm
- Bước 1: Dùng ống nivo hoặc tia laser để xác định độ cao của trần và đánh dấu các vị trí.
- Bước 2: Cố định các thanh viền tường lại bằng cách dựa vào dấu đã xác định ở bước 1, sau đó cố định lại
- Bước 3: Phân chia các khoảng trần căn cứ vào khoảng cách giữa tâm điểm thanh chính với thanh phụ. Lúc này, khoảng cách phù hợp nhất sẽ là 80 đến 90cm.
- Bước 4: Treo Ty sao cho các ty cách nhau khoảng 120cm. Khoảng cách giữa ty gần nhất với vách là 61cm.
- Bước 5: Căn cứ khoảng cách từ 80 đến 120cm để lắp các thanh chính, chuẩn kỹ thuật thường sẽ là 100cm.
- Bước 6: Lắp các thanh phụ gián tiếp hoặc trực tiếp, sau đó điều chỉnh sao cho chúng phẳng và đều nhau.
- Bước 7: Lần lượt lắp ghép các tấm thạch cao chìm.
- Bước 8: Dùng bột trét sao cho phủ kín các mối nối giữa các tấm, đầu vít. Nên phủ kín hết bề mặt, tránh hình thành các gợn sóng vì sẽ gây mất thẩm mỹ.
- Bước 9: Vệ sinh công trình, hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng.
Nếu bạn có nhu cầu và muốn trao đổi trực tiếp hoặc tham khảo mẫu mã, giá cả thì có thể liên hệ với đơn vị để được tư vấn thông qua:
- Địa chỉ: Thửa đất số 853, tờ bản đồ số 56, tổ 8, khu 8, Phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
- Số điện thoại: 0886 922 169 (A. Tuấn)
- Facebook: https://www.facebook.com/CoKhiXayDungQuyetThang68
- Website: https://thachcaodng.com
Trên đây là các thông tin về trần thạch cao cũng như trần thạch cao bao nhiêu tiền 1m2. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích, phục vụ cho nhu cầu làm trần thạch cao của mình. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc thì hãy để lại dưới phần bình luận ngay nhé!
Ý kiến bạn đọc (0)