Ở các nước phát triển, kiểu nhà lắp ghép đã được sử dụng khá rộng rãi trong nhà ở hay các công trình như nhà xưởng, nhà hàng, trường học…Mặc dù còn khá mới mẻ nhưng nhà lắp ghép đang ngày càng được ưa chuộng ở Việt Nam. Vậy nhà ở dạng lắp ghép là gì? Có những ưu điểm vượt trội nào để cân nhắc hay không? Xem thêm bài viết này để biết nhiều hơn về dạng công trình này cũng như những mẫu nhà lắp ghép 140 triệu đẹp đang hot nhất hiện nay.
Nhà lắp ghép là gì?
Nhà lắp ghép là kiểu nhà được lắp ghép toàn bộ bằng các vật liệu, phụ kiện của một công trình ngôi nhà như sàn, cột, dầm, mái, cửa ra vào, cửa số,… Những phụ kiện vật liệu tạo nên ngôi nhà đều được tính toán cũng như sản xuất một cách chính xác nhất tại nhà máy theo mô đun. Sau khi hoàn thiện kết cấu thì sẽ được vận chuyển ra công trường và tiến hành lắp ghép. Việc lắp ghép diễn ra khá dễ dàng, nhanh chóng bằng các liên kết bu lông và ốc vít.
Nhà lắp ghép thuộc lĩnh vực xây dựng. Từ khi sản phẩm này ra mắt đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tượng như chủ đầu tư, nhà thầu, hày các chủ hộ gia đình,… Mô hình này được sản xuất sao cho phù hợp với thiết kế mặt bằng hiện có. Không những thế, cần phát huy tối đa công dụng và vừa an toàn nhất.
Hiện nay, kiểu nhà lắp ghép thông minh được ứng dụng trong nhiều hạng mục xây dựng khác nhau như xây nhà điều hành cho các công trường, nhà ở cho công nhân, nhà xưởng, nhà sách, siêu thị, nhà hàng, phòng khám, bệnh viện dã chiến, nhà trọ,…
Những lý do nên xây nhà ở lắp ghép thông minh
Thông thường, chi phí xây nhà là vấn đề hàng đầu mà hầu hết các gia chủ quan tâm đến mỗi khi có ý định xây nhà ở. Chi phí hoàn thành công trình nhà ở tùy thuộc vào diện tích xây dựng, phong cách thiết kế và loại hình mà gia chủ muốn lựa chọn. Với những gia đình có chi phí hạn chế mà vẫn muốn có một ngôi nhà khang trang, tiện lợi và đầy đủ công năng hoặc chủ đầu tư muốn có những ngôi nhà nhỏ dựng ở những điểm du lịch để đích kinh doanh thì nhà lắp ghép thông minh chính là sự lựa chọn tuyệt vời. Xây dựng nhà lắp ghép có chi phí khá rẻ nên mọi người thường lo lắng liệu chất lượng công trình có được đảm bảo hay độ bền, thời gian sử dụng có lâu như xây nhà bình thường hay không? Và có nên xây nhà lắp ghéo hay không? Bên dưới sẽ là những ưu điểm, những lý do nên xây nhà ghép thông minh.
- Giá cực kì rẻ. Bao nhiêu cũng có thể có được một công trình nhà ở lắp ghép. Thông thường, chi phí xây dựng là vấn đề mà các gia chủ hay chủ đầu tư quan tâm khi chuẩn bị tiến hành xây dựng. Theo như đánh giá của hiệp hội kiến trúc sư thì chi phí cho thi công nhà ở lắp ghép giúp bạn tiết kiệm lên đến 30% trên một mét vuông so với thi công xây dựng công trình nhà ở truyền thống. Vì loại hình này thi công với nguyên vật liệu nhẹ, chi phí nhân công rẻ. Nhờ đó có thể rút ngắn thời gian thi công và không tốn nhiều chi phí cho việc làm móng nhà.
- Giúp tiết kiệm thời gian thi công rất nhiều lần. Chỉ trong vòng 8 tuần từ lúc bắt đầu thi công là có thể tiến hành nghiệm thu công trình nhà ở lắp ghép thông minh này.
- Vẫn đáp ứng được các phong cách thiết kế cho ngôi nhà như phong cách cổ điển, phong cách tân cổ điển, phong cách hiện đại cũng như đa dạng hóa về màu sắc. Do đó, cũng tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
- Nhà ở lắp ghép thường được sử dụng vật liệu nhẹ nên toàn bộ tải trọng của công trình không quá lớn so với việc thi công nền móng của công trình bằng bê tông cốt thép. Khi thi công nhà ở lắp ghép thông minh không phải chịu áp lực. Vì vậy, công trình được bền hơn, mang lại cảm giác an toàn khi ở.
- Việc thi công nhà lắp ghép giúp hạn chế chất thải bụi ra ngoài môi trường do không phải sử dụng vật liệu xây dựng như cát, xi măng, đá,…. Những tấm xi măng ghép của công trình nhà ở lắp ghép được sản xuất tại nhà máy với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường khá nghiêm ngặt. Do đó, mô hình nhà ở này giúp giảm hiệu ứng nhà kính cũng như sự nóng lên toàn cầu và đặc biệt là bảo vệ sức khỏe con người. Hơn thế nữa, việc sử dụng tấm xi măng ghép giúp dễ dàng quản lý chất lượng công trình và giảm tình trạng rút ruột công trình.
- Mô hình xây dựng này còn giúp bạn tháo dỡ một cách dễ dàng để di chuyển đến địa điểm khác, có thể tái sử dụng được.
- Về độ bền hay nói chính xác hơn là tuổi thọ của công trình nhà ở lắp ghép là khoảng từ 30 năm đến 50 năm.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì loại hình nhà ở này cũng có một số nhược điểm như cần nhiều máy móc và đòi hỏi diện tích thi công phải rộng. Ngoài ra, mô hình này còn cần đội ngũ thi công có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm chứ không phải ai cũng có thể làm được.
Mặc dù vậy, các mặt hạn chế mà nhà ở lắp ghép thông minh gặp phải không quá nhiều và chúng có thể khắc phục được. Do đó, với những gia đình nhỏ hay những nhà không có nguồn kinh phí lớn, những chủ đầu tư muốn việc kinh doanh dễ dàng thuận lợi, tiết kiệm chi phí thì đây chính là lựa chọn hoàn hảo.
Từ 140 triệu có thể xây được những loại nhà ở lắp ghép nào?
Cần xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng trước khi tham khảo tìm hiểu những loại hình công trình sử dụng phương pháp lắp ghép với chi phí 140 triệu đồng.
- Thứ nhất, chi phí nguyên vật liệu: Tuỳ thuộc vào việc lựa chọn vật liệu thi công sẽ có sự chênh lệch về giá cả. Những nguyên vật liệu tạo nên nhà ở lắp ghép bao gồm khung thép, bê tông nhẹ, kính cường lực, gỗ, cửa ra vào, mái lợp, nền móng,…
- Thứ hai, diện tích và số tầng: Một công trình có diện tích càng lớn hoặc số tầng càng nhiều thì chi phí xây dựng sẽ càng cao.
- Thứ ba, vị trí địa lý: Thông thường, mỗi vị trí xây dựng sẽ có sự khác biệt rõ nét về giá. Chắc chắn chi phí thi công xây dựng ở thành phố sẽ cao hơn ở vùng nông thôn và chi phí thi công ở vùng cao sẽ nhiều hơn so ở đồng bằng.
- Thứ tư, thời gian thi công nhà ở lắp ghép: thời gian xây dựng công trình càng ngắn thì chi phí bỏ ra càng ít và ngược lại.
Với những yếu tố ảnh hưởng việc thi công xây dựng nhà ở lắp ghép thông minh đã cho thấy càng có nguồn vốn đầu tư xây dựng lớn thì sự lựa chọn kiểu nhà lắp ghép và phong cách thiết kế càng nhiều. Thông thường, các mẫu nhà lắp ghép 140 triệu là nhà cấp 4, nhà xưởng, nhà kho nhỏ hoặc quán cafe nhỏ hay nhà 1 tầng. Những mẫu nhà ở lắp ghép này đã bao gồm cả phần hoàn thiện. Còn với những ngôi nhà 2 tầng có cùng diện tích thì mức chi phí xây dựng chỉ bao gồm phần thô.
Tham khảo một số cấu trúc tổng thể nhà lắp ghép 140 triệu
Một số mẫu nhà lắp ghép 140 triệu đẹp
Các mẫu nhà ở lắp ghép được xây dựng một cách rất nhanh chóng, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng cũng như thân thiện với môi trường nên khá phù hợp với nhiều hộ gia đình hoặc có thể sử dụng với bất kỳ mục đích gì. Hy vọng, bài viết này cung cấp đầy đủ về nhà lắp ghép 140 triệu cho các bạn.
Ý kiến bạn đọc (0)