- Nên vệ sinh thảm cỏ nhân tạo thường xuyên không?
- Dụng cụ vệ sinh sân cỏ nhân tạo
- Dùng máy thổi lá
- Rửa sạch thảm bằng vòi nước
- Vệ sinh bằng chổi
- Cách vệ sinh sân cỏ nhân tạo theo từng loại vết bẩn
- Bụi bẩn, phấn hoa và khí thải
- Các loại rác khô
- Chất lỏng, dầu mỡ
- Hóa chất
- Chất thải của động vật
- Các mảng bám lâu ngày
- Kẹo cao su, nhựa cây
- Nấm mốc và các vết bẩn có mùi
- Mùi hôi
- Cỏ dại
- Những lưu ý khi vệ sinh sân cỏ nhân tạo
- 3 câu hỏi rất thường gặp khi vệ sinh sân cỏ nhân tạo?
- Vệ sinh sân cỏ nhân tạo bao lâu một lần thì hợp lý?
- Được dùng thuốc tẩy để vệ sinh sân cỏ nhân tạo không?
- Nên sử dụng dịch vụ bảo dưỡng sân cỏ hay không?
Hiện nay, thảm cỏ nhân tạo là một cách trang trí nội ngoại thất không còn quá xa lạ. Nó được sử dụng khá phổ biến tại sân vận động, nơi công cộng, quán cà phê hoặc trang trí sân vườn,… Do vậy, gần đây, việc vệ sinh thảm cỏ nhận được khá nhiều sự quan tâm. Vì thế, hãy cùng chúng tôi bỏ túi những cách vệ sinh sân cỏ nhân tạo hiệu quả bạn nhé!
Nên vệ sinh thảm cỏ nhân tạo thường xuyên không?
Nhiều người đặt ra câu hỏi có nên vệ sinh thảm cỏ thường xuyên như việc quét nhà không? Thực tế, việc vệ sinh thảm cỏ nhân tạo là việc quan trọng cần làm nhưng không nên quá thường xuyên. Vệ sinh thảm cỏ nhiều lần sẽ làm thảm hỏng hóc, giảm chất lượng.
Tuỳ vào các vị trí đặt thảm cỏ ở trong nhà, sân vườn hay ngoài trời để lên kế hoạch vệ sinh phù hợp.
Nếu thảm cỏ đặt trong nhà sẽ thường vệ sinh định kỳ từ 2 đến 3 lần một tháng. Còn đặt ở sân vườn hoặc ngoài trời thì bạn có thể vệ sinh mỗi tháng từ 4 đến 5 lần. Riêng đối với thảm cỏ nhân tạo mới lắp đặt thì phải chờ ít nhất 2 tuần mới nên vệ sinh.
Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng thảm đúng cách sẽ giúp bạn tiết kiệm các khoản chi phí thay thế hay sửa chữa. Quan trọng vẫn là bảo vệ tối đa chức năng của thảm trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Do đó, vệ sinh thảm cỏ nhân tạo là một nhiệm vụ quan trọng giúp giữ gìn vệ sinh không gian. Cách vệ sinh sân cỏ quyết định rất lớn đến tuổi thọ và chất lượng sản phẩm. Thảm cỏ có thể bị hư hại, hỏng hóc hoặc giảm độ bền do ma sát quá mạnh. Để hạn chế những vấn đề này, bạn nên lựa chọn kế hoạch vệ sinh thảm phù hợp.
Dụng cụ vệ sinh sân cỏ nhân tạo
Nhiều người thường nghĩ rằng cách vệ sinh sân cỏ nhân tạo rất đơn giản. Chỉ cần sử dụng chổi quét hay nhặt lá để làm sạch bề mặt là đủ. Tuy nhiên, các phương pháp này hoàn toàn không hiệu quả và làm sạch được toàn bộ bụi bẩn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả bạn nên lựa chọn các dụng cụ vệ sinh thảm cỏ chuyên dụng
Dùng máy thổi lá
Nếu bạn đang sử dụng thảm cỏ nhân tạo trang trí sân vườn thì việc lá cây rụng đầy trên thảm là điều bình thường. Khi ấy, bạn có thể sử dụng máy thổi lá để giúp loại bỏ lá cây khỏi thảm một cách nhanh chóng.
Rửa sạch thảm bằng vòi nước
Khi thảm cỏ bị dính bùn đất hoặc các vết bẩn ẩm ướt thì bạn sử dụng vòi nước xịt vừa phải vào vết bẩn. Cách này rất hiệu quả với thảm cỏ đặt ở sân vườn và giúp tiết kiệm nhiều thời gian.
Vệ sinh bằng chổi
Đây là cách vệ sinh dễ làm nhất. Bạn sẽ dùng chổi mềm để loại bỏ rác, bụi bẩn lớn bám trên bề mặt thảm cỏ. Sau đó, có thể sử dụng máy hút bụi loại bỏ những hạt bụi li ti bên dưới bề mặt thảm.
Cách vệ sinh sân cỏ nhân tạo theo từng loại vết bẩn
Trước tiên, để xử lý những loại chất bẩn trên sân cỏ nhân tạo, bạn sẽ phải tiến hành phân loại tất cả các loại rác, chất bẩn này.
Bụi bẩn, phấn hoa và khí thải
Để làm sạch bụi bẩn, phấn hoa ra khỏi thảm cỏ, bạn có thể sử dụng nước sinh hoạt. Bạn cứ việc xịt nước mưa lên trên thảm cỏ để rửa trôi vết bẩn.
Với những thảm có kích thước nhỏ hơn, bạn có thể dùng miếng bọt biển và xà phòng chà xát lên để loại bỏ vết bẩn và vi khuẩn độc hại.
Khói bụi, phấn hoa và lông của thú cưng,… tích tụ lâu ngày trong không khí sẽ tạo thành những lớp bụi bẩn bám trên bề mặt cỏ nhân tạo. Nếu không được xử lý, chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Điều này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt là trẻ em. Bên cạnh đó, lớp bụi trắng cũng làm cho sân cỏ của bạn kém thẩm mỹ.
Vì thế, để loại bỏ những vết bụi bẩn cứng đầu, bạn có thể tham khảo 2 cách:
- Dùng vòi xịt nước: Khi xịt nước, bạn di chuyển vòi xịt đều khắp sân cỏ, không nên sử dụng áp lực nước quá mạnh hay tập trung vào 1 điểm, khiến cỏ nhân tạo bị xẹp, bị đổ.
- Sử dụng máy hút bụi: Những sân cỏ ở trong nhà, diện tích nhỏ hoặc không có bị xịt nước, bạn có thể dùng máy hút bụi để làm sạch.
Các loại rác khô
Vỏ, hộp đồ ăn, bánh kẹo, lá cây,.. là những rác thải khô có thể dễ dàng quan sát trên sân cỏ. Nếu chúng không được xử lý có thể bị phân hủy và thu hút côn trùng, khiến bề mặt sân cỏ mất vệ sinh và kém thẩm mỹ.
Tuy nhiên, cách làm sạch sân cỏ nhân tạo đối với các loại rác khô không quá phức tạp. Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách xử lý đơn giản:
- Sử dụng máy thổi lá: Nó sẽ giúp thổi bay tất cả những mảnh vụn nhỏ, giấy, rác hay lá cây khô rơi trên bề mặt sân cỏ một cách nhanh chóng mà không hề tiêu tốn sức lực.
- Chổi hoặc dụng cụ cào cỏ: Các loại rác lớn hơn bạn có thể dùng chổi để thay thế cho máy thổi lá. Trong trường hợp cỏ dài khiến những mảnh vụn mắc sâu, chổi không thể nào chạm tới thì bạn sử dụng đến cây cào cỏ.
Chất lỏng, dầu mỡ
Nếu không may làm rơi vãi các chất lỏng như: rượu, bia,, trà, nước ngọt, kem, dầu mỡ,… bạn có thể xử lý chúng theo các cách sau:
- Khăn hoặc giấy thấm: những chất lỏng mới, bạn cần nhanh chóng thấm khô bằng giấy hoặc khăn vải mềm. Sau đó, bạn lau rửa lại bằng nước để làm sạch chúng hoàn toàn.
- Dung dịch tẩy rửa chuyên dụng: với những vết bẩn lâu ngày, bạn thể sử dụng dung dịch tẩy rửa kết hợp với miếng bọt biển hoặc vải mềm có thấm dung dịch để chà sạch.
- Vòi nước: Dùng vòi xịt nước để rửa trôi và đẩy nhanh quá trình đào thải các chất lỏng ra khỏi sân cỏ. Cách này rất phù hợp cho sân vườn sau mỗi cuộc vui chơi, ăn uống.
Cần lưu ý: những vết bẩn là chất lỏng bạn cần phải xử lý ngay, nếu vết bẩn bị khô trên thảm sẽ rất khó vệ sinh và còn làm hư hỏng thảm.
Hóa chất
Hóa chất khi dính vào thảm cỏ thì cần vệ sinh ngay lập tức. Các vết bẩn hóa chất thường gặp:
- Vết bẩn son môi, mực bút bi, xi đánh giày, nhựa cao su, dầu thực phẩm,… bạn có thể dùng dung dịch chloroethylene tẩy rửa và sau đó dùng khăn mềm lau khô.
- Sơn móng tay bị đổ lên thảm cỏ nên lau sớm, trường hợp nếu sơn đã khô có thể sử dụng thêm nước axeton.
- Nhựa thông, sơn đều có thể làm sạch bằng thuốc tẩy an toàn hay nước. Xịt vòi nước mạnh lên vết bẩn và dùng thuốc tẩy làm sạch chúng. Thực hiện thao tác vài lần nếu vết bẩn bám nhiều.
- Vết bẩn dầu hỏa hay nhựa đường chỉ cần cho ít thuốc tẩy clo vào miếng bọt biển rồi tiến hành lau chùi.
Chất thải của động vật
Đây là vết bẩn cần được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng nhanh chóng để tránh mang đến các mầm bệnh gây hại.
Trước tiên, bạn phải loại bỏ vết bẩn ra khỏi thảm cỏ bằng khăn khô hoặc giấy. Sau đó, sử dụng vòi xịt nước để gội rửa sạch thảm khoảng từ 2-3 lần. Cuối cùng, bạn để một ít bột baking soda lên chỗ vết bẩn để sát trùng và dùng máy hút bụi hút thật sạch chỗ đó.
Các mảng bám lâu ngày
Những chất kết dính như kẹo cao su, băng dính,… sẽ làm các cụm cỏ bẹp xuống và đan dính lại với nhau. Điều này, ảnh hưởng đến tuổi thọ của sợi cỏ và cần được ưu tiên xử lý.
Dưới đây là 2 cách xử lý bạn có thể áp dụng:
- Phun hợp chất làm lạnh: Với vết bẩn dính dai dẳng, bạn dùng đá khô hoặc bình phun chất làm lạnh để làm cứng các mảng bám. Sau đó, dùng dụng cụ cạo lấy vết bẩn khỏi thảm cỏ.
- Dụng cụ để cạo vết bẩn: Khi vệ sinh thảm cỏ hàng ngày, nếu gặp những mảng bám bạn thử dùng thìa hoặc các vật có góc mòn để làm sạch chúng ra khỏi thảm cỏ.
Kẹo cao su, nhựa cây
Là những vết bẩn khó loại bỏ nhất với thảm cỏ nhân tạo. Tuy nhiên, cách rất hiệu quả để loại bỏ chúng là dùng nước coca.
Bạn đổ bột baking lên trên vết bẩn rồi đổ trực tiếp nước coca lên vị trí bột đó, chờ từ 5-10 phút. Sau đó, bạn có thể dùng khăn hay thìa để loại bỏ vết bẩn rất dễ dàng.
Nấm mốc và các vết bẩn có mùi
Bạn cần chuẩn bị một dung dịch gồm dấm ăn, bột baking và ít tinh dầu. Sau khi pha hỗn hợp, bạn có thể xịt trực tiếp lên các vết bẩn và đợi trong 3-5 phút.
Sau đó, bạn tiến hành dùng khăn ướt để lau sạch vết bẩn từ 2-3 lần. Và tiếp theo dùng khăn khô lau hết nước trên thảm.
Với chất liệu nhựa tổng hợp thì cỏ nhân tạo sẽ khô ráo và ít bị ảnh hưởng bởi nấm mốc. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể xảy ra ở nơi ẩm thấp. Nấm mốc kéo dài sẽ làm giảm độ bền và chất lượng sợi cỏ.
Bên cạnh đó, nấm mốc còn là nguyên nhân gây hại cho sức khỏe con người. Khi phát hiện sân bị nấm mốc bạn nhanh chóng xử lý chúng theo các cách sau:
- Hydrogen Peroxide nồng độ 1%: pha loãng dung dịch H2O2 theo tỉ lệ 1:10 với nước, sau đó lau lại với nước để làm sạch hoàn toàn dung dịch.
- Dung dịch giấm và nước: pha loãng với tỷ lệ 50:50 để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn, sắc xanh như ban đầu của thảm cỏ sẽ phục hồi. Sau khi sử dụng, bạn hãy lau và rửa lại cỏ bằng nước sạch nhé.
Mùi hôi
Nguyên nhân thường gây ra mùi ở thảm cỏ là không vệ sinh và làm sạch thường xuyên. Rác thải hữu cơ, chất thải thú cưng,… Sau một thời gian dài sẽ bắt đầu quá trình phân hủy và gây ra mùi hôi. Thậm chí gây tắc nghẽn rãnh thoát nước của thảm cỏ.
Đừng lo lắng, bạn có thể xử lý mùi hôi bằng các cách dưới đây:
- Dùng giấm và nước: Khá đơn giản chỉ cần pha dung dịch giấm hoặc giấm táo theo tỉ lệ 1:1 để khử mùi. Sau đó, chỉ cần lau và rửa sạch lại bằng nước.
- Chất tẩy rửa nguồn gốc thiên nhiên: Tương tự như nước và giấm, sau khi sử dụng chất tẩy rửa thiên nhiên với cỏ nhân tạo. Bạn cần lau và rửa lại với nước để làm sạch lượng dung dịch còn sót lại.
Cỏ dại
Cỏ dại là vấn đề khá nan giải trong việc sử dụng cỏ nhân tạo. Mặc dù, lớp đế của cỏ nhân tạo khá dày dặn và khó để cỏ dại có thể mọc xuyên qua. Tuy nhiên, nếu mật độ cỏ dại tại lớp đất phía dưới phát triển rất tốt thì chúng hoàn toàn có khả năng xâm nhập và phá hỏng cấu trúc thảm cỏ.
Bạn có thể sử dụng 1 trong 3 cách xử lý:
- Nước ấm hoặc sôi lăn tăn: Đổ trực tiếp nước ấm lên bất kỳ khu vực nào mà bạn muốn loại bỏ cỏ dại. Khi đó, cỏ sẽ héo và chết sau vài giờ. Hãy nhổ tận gốc và bỏ chúng khỏi sân cỏ.
- Dung dịch giấm pha loãng: đây là một mẹo khá hữu ích. Cách này hoàn toàn không gây hại cho môi trường và có thể dùng để phun nhiều lần.
- Thuốc diệt cỏ: Bạn có thể phun trực tiếp lên cỏ dại mà không hề làm hỏng hay đổi màu của cỏ nhân tạo. Tuy nhiên, bạn hãy pha loãng thuốc diệt cỏ với nước theo khuyến nghị từ nhà sản xuất.
Những lưu ý khi vệ sinh sân cỏ nhân tạo
Cách vệ sinh sân cỏ nhân tạo tuy đơn giản nhưng bạn cũng lưu ý một số việc để tránh làm hư hỏng thảm.
- Tuyệt đối không vệ sinh sân cỏ khi thời tiết quá nóng, nhiệt độ phòng trên 30 độ C vì rất dễ làm nó biến dạng.
- Nên tiến hành vệ sinh ngay lập tức khi thảm dính các vết bẩn chất lỏng và hạn chế việc vệ sinh quá nhiều lần sẽ cho cỏ trên thảm rụng hết.
- Nên sử dụng nước để làm sạch, hạn chế các dung dịch tẩy rửa. Bởi vì, có thể làm mất màu, hư hỏng, cỏ dễ bị giòn gãy.
- Tránh để thảm ở nơi có nhiệt độ cao hoặc có ánh sáng quá gay gắt sẽ làm biến đổi màu sắc hoặc biến dạng cỏ.
- Nếu vệ sinh thảm bằng chổi mềm thì chỉ nên quét trên bề mặt thảm cỏ.
Vệ sinh sân cỏ sai cách hoặc không làm sạch hết các vết bẩn sẽ làm giảm thời gian sử dụng mất đi vẻ đẹp của thảm cỏ.
Vì thế, để bảo chất lượng và tuổi thọ, bạn cần nắm vững cách làm sạch cỏ nhân tạo. Trường hợp không xử lý được vết bẩn hãy liên hệ với dịch vụ bảo dưỡng. Khi đó, họ sẽ có phương án vệ sinh hợp lý và đúng đắn giúp bạn giải quyết vấn đề.
3 câu hỏi rất thường gặp khi vệ sinh sân cỏ nhân tạo?
Vệ sinh sân cỏ nhân tạo bao lâu một lần thì hợp lý?
Để sân cỏ bền đẹp, nên vệ sinh sân cỏ nhân tạo định kỳ theo thời gian sau:
- Thảm cỏ đặt trong nhà: 1-2 lần/tháng.
- Sân vườn hay ngoài trời: 3-4 lần/tháng.
Trong suốt quá trình sử dụng nếu thảm cỏ xuất hiện các vết bẩn như: đồ ăn, hóa chất, chất thải động vật, bụi bẩn,… Thì bạn nên vệ sinh ngay, tránh để lâu ngày sẽ khó làm sạch hơn.
Được dùng thuốc tẩy để vệ sinh sân cỏ nhân tạo không?
Hoàn toàn có thể sử dụng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho cỏ. Tuy nhiên, những sợi cỏ, đế cỏ hay lớp keo kết dính sẽ xuống cấp rất nhanh nếu việc tẩy rửa không đúng cách.
2 điều cần lưu ý khi dùng chất tẩy:
- Pha dung dịch chất tẩy với tỷ lệ phù hợp: 1 phần thuốc tẩy gia dụng pha với 10 phần nước. Sau đó, cần xả lại với nước sạch nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn lượng thuốc tẩy sót lại để tránh ảnh hưởng tới người sử dụng hoặc vật nuôi.
- Không dùng thuốc tẩy tính axit mạnh: Không nên sử dụng bất kỳ chất tẩy rửa có tính axit hoặc cồn mạnh, sẽ làm cỏ nhân tạo dễ bị bị bong tróc, mài mòn nhanh chóng.
Nên sử dụng dịch vụ bảo dưỡng sân cỏ hay không?
Quy trình bảo dưỡng chuyên nghiệp và vệ sinh cỏ nhân tạo bài bản sẽ giúp sân luôn sạch sẽ, bền đẹp và không ảnh hưởng tới chất lượng sợi cỏ. Bạn nên sử dụng các dịch vụ bảo dưỡng sân cỏ chuyên nghiệp trong một số trường hợp:
- Sân cỏ có diện tích lớn, sân chơi trường học, sân chơi nơi công cộng.
- Sân bóng chuyên dụng với tiêu chuẩn chất lượng cao như sân bóng đá, sân chơi golf, sân tennis. Sân cỏ dính các vết bẩn khó xử lý hoặc đã thử rất nhiều cách nhưng không thành công.
Hy vọng, bài viết trên hướng dẫn bạn đầy đủ cách vệ sinh sân cỏ nhân tạo trong nhiều trường hợp khác nhau. Mong rằng những chia sẻ này, có thể hỗ trợ bạn hoàn thành việc vệ sinh nhanh chóng.
Ý kiến bạn đọc (0)