Blog

Đồng Phế Liệu Bao Nhiêu 1Kg 【Bảng Giá Mới Nhất Hôm Nay】

1996

Phế liệu đồng sẽ có giá bao nhiêu 1kg? Đây là thông tin được hỏi nhiều nhất đối với những người đang thu mua hoặc bán loại phế liệu đồng này. Thực tế, những năm gần đây thị trường thu mua phế liệu ngày càng sôi động. Trong đó, một trong những loại phế liệu có giá cao nhất là đồng. Nhưng vì sao đồng phế liệu lại có giá cao hơn so với các loại phế liệu khác? Cùng tìm hiểu qua giá đồng phế liệu bao nhiêu 1kg mới nhất dưới đây để có cái nhìn toàn diện hơn nhé.

Đồng phế liệu được dùng để làm gì?

Đồng thuộc loại kim loại được phát hiện và sử dụng trong những năm sơ khai của loài người. Từ đó cho đến nay dù trải qua hàng vạn năm nhưng nó vẫn đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Có thể nói rằng nguyên liệu đồng có mức độ ứng dụng cao nhất trong các hoạt động sản xuất thiết bị điện, điện tử bởi đồng có tính dẫn điện và nhiệt cao. Các sản phẩm có chất liệu 100% hoặc một phần nguyên liệu đồng sẽ được thu mua làm phế liệu khi bạn không có nhu cầu sử dụng nữa rồi sau đó sẽ được tái chế 100% với chất lượng đồng không hề thay đổi.

Ngoài ra, đồng cũng là một dạng kim loại khá hiếm trong tự nhiên. Vì thế giá thành của đồng nằm ở mức khá cao trên thị trường. Điều này dẫn đến việc giá cả khi thu mua đồng phế liệu cũng cao tương ứng. Tác dụng chính của đồng phế liệu là dùng làm nguyên liệu luyện ra đồng chính phẩm. Đồng phế liệu gồm có 3 dạng cơ bản nhất đó là: dạng đồng cáp, dạng đồng đỏ và dạng đồng vàng.

Phân loại chi tiết các loại đồng phế liệu

Vì kim loại đồng là nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng rộng rãi từ nhà dân ở các khu dân cư đến các công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp, công trình xây dựng…Việc tái chế đồng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội bởi rác thải phế liệu không phải loại dễ phân hủy nên sẽ gây ra sự ô nhiễm môi trường đất, nước,… Từ những lý do này việc thu gom phế liệu đồng cũng được ưu tiên hơn cả. Tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn còn phức tạp nên việc thu mua phế liệu khá khó khăn nhưng các cơ sở thu mua vẫn đang có nhiều phương án khác như qua kênh online trên web, trên facebook, trên instagram hoặc đến tận nơi nếu trong vùng dịch ổn định.

Dạng đồng cáp (còn gọi là loại 1)

Là loại dây điện bằng đồng cáp vốn có kích thước lớn hơn 5mm, bên ngoài có vỏ bọc hoặc đã được gọt vỏ hoàn toàn. Đồng không bị pha lẫn tạp chất là loại đồng không pha trộn kim loại khác, vẫn giữ được sự nguyên chất. Loại này sẽ bao gồm cả tính chất vật lý lẫn hóa học 100% của đồng. Nó được ứng dụng nhiều trong các công trình lớn như thủy điện, trong dây điện của các ngành điện lực, trong cơ khí và gia công kim loại, còn có máy móc hoạt động phân phối lớn tại các khu công nghiệp, ở xưởng gia công hoặc nấu kim loại. Với các đặc điểm trên, loại đồng đắt giá nhất hiện nay chính là đồng cáp.

Dạng đồng đỏ (còn gọi là loại 2)

Loại đồng loại 2 này thường được ứng dụng trong việc sản xuất dây cáp điện dân dụng và dây điện hộ dân, các công trình, công suất khá nhỏ. Loại này có thể đã bị đốt cháy vỏ hoặc gọt vỏ hoàn toàn. Thông thường, đồng đỏ không còn nguyên chất mà có thể bị lẫn khoảng dưới 2% tạp chất. Vì vậy giá trị của chúng có giá thấp hơn từ 5.000đ – 20.000đ/kg so với đồng loại 1.

Dạng đồng vàng (còn gọi là loại 3)

Dạng này thường là các loại dây cáp hơn như dây cáp mạng, loại dây cáp điện thoại hay trong các dạng ống đồng của máy móc và ống đồng máy lạnh… Đồng vàng thường có giá rẻ hơn từ 30.000đ – 80.000đ/kg so với 2 loại ở trên.

Ngoài 3 dạng cơ bản trên, phế liệu đồng còn có các dạng đồng có chất lượng thấp hơn như:

Dạng đồng cháy và đồng tóc (còn gọi là loại 4): Loại đồng này được tìm thấy sau khi thải loại các linh kiện của các thiết bị như tivi, mô tơ, máy móc và thiết bị nhỏ. Thông thường, loại đồng này rất khó bóc vỏ nên được đem đi đốt rồi lấy ruột ra riêng trước khi bán. Vì có độ tạp chất khá cao nằm trong khoảng từ 7 – 15% nên mức giá bị hạ xuống thấp hơn 1/3 so với đồng đặc, đồng thanh hay đồng cáp nguyên chất.

Dạng ba dớ đồng, bột đồng (còn gọi là loại 5): Có lẽ bạn đã nhiều lần được nghe nhắc tới ba dớ đồng và bột đồng. Những loại đồng này thường có mức giá thu mua từ 70 .000 – 92.000đ/kg. Đây cũng là loại phế phẩm cuối cũng của kim loại đồng nên có giá thấp nhất vì ít khi được thu mua.

Đồng phế liệu có giá bao nhiêu cho 1kg?

Phế liệu đồng sẽ  có giá khác nhau tùy thuộc vào bản chất của từng loại đồng được phân loại ở trên. Sự chênh lệch giá sẽ được tính theo trạng thái của các phế liệu và các yếu tố khác bao gồm có các kim loại khác hay chất liệu khác trộn lẫn với đồng hay không. Mức giá cơ bản của đồng phế liệu thông thường sẽ được tính như sau:

  • Mức giá đồng phế liệu loại 1: Loại dây đồng cáp. Vì không có chất gây ô nhiễm hay pha trộn kim loại khác, hoàn toàn sạch sẽ, có khả năng dẫn điện cao nhất nên mức giá nằm trong khoảng 130.000 Đ/kg
  • Mức giá đồng phế liệu loại 2: Đã có sự pha trộn với một số kim loại khác. Được dùng nhiều trong các loại dây cáp điện dân dụng. Bạn có thể nâng cao giá trị của phế liệu đồng thông qua việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm trước thời hạn. Mức giá của đồng loại 2 vào khoảng 111.000Đ/kg.
  • Mức giá đồng phế liệu loại 3: Thường có trong dây điện thoại và dây mạng. Mức giá của loại này vào khoảng 70.000Đ/kg

Bảng giá thu mua phế liệu đồng cũng có sự biến động khá lớn theo từng đợt. Tùy theo tình hình thị trường, giá thu mua phế liệu đồng có thể bị biến đổi cao nhất dao động từ 90.000đ – 110.000đ/kg.

  • Mức giá đồng cáp phế liệu từ: 205.000 đ/kg – 375.000 đ/kg
  • Mức giá đồng dây điện phế liệu từ: 168.000 đ/kg – 256.000 đ/kg
  • Mức giá đồng đỏ phế liệu từ: 165.000 đ/kg – 249.000 đ/kg
  • Mức giá đồng vàng phế liệu từ:: 75.000 đ/kg – 124.000 đ/kg
  • Mức giá đồng vụn, đồng tóc, đồng cháy từ: 75.000 đ/kg – 97.000đ/kg

Mức giá của nhiều loại đồng như đồng đỏ, đồng thau,… sẽ phải phụ thuộc vào thị trường kinh tế nước ngoài (đặc biệt là Trung Quốc) và tình hình xuất nhập khẩu, mức cung cầu trong nước.

Mức giá của một số phế liệu khác bạn có thể tham khảo

  • Mức giá inox phế liệu từ 15.500 – 55.000 đồng/Kg.
  • Mức giá nhôm phế liệu từ 34.000 – 56.600 đồng/Kg.
  • Mức giá sắt phế liệu từ 7.500 – 28.000 đồng/Kg.
  • Mức giá giấy phế liệu từ 1.000 – 12.000 đồng/Kg.
  • Mức giá tôn phế liệu từ 6.500 – 20.200 đồng/Kg.
  • Mức giá hợp kim phế liệu từ 383.000 – 835.500 đồng/Kg.
  • Mức giá nhựa phế liệu từ 5.200 – 15.000 đồng/Kg.
  • Mức giá của vải tồn kho dao động từ 57.000 – 367.000 đồng/kg.
  • Mức giá thùng phuy phế liệu từ 93.000đ – 124.000 đ/ cái.
  • Mức giá của bọc phế liệu từ 7.000 – 69.000 đồng/Kg.
  • Mức giá chì phế liệu từ 37.000đ – 623.000 đồng/Kg.
  • Mức giá niken phế liệu từ: 321.000 – 481.000 đồng/Kg.
  • Mức giá thiếc phế liệu từ 384.000 – 1.020.000 đồng/Kg.
  • Mức giá gang phế liệu từ 8.000 – 18.500 đồng/Kg.
  • Mức giá bao bì phế liệu từ 35.500 – 160.000 đồng/Kg.
  • Mức giá phế liệu kẽm từ 39.000 – 41.000 đồng/Kg.
  • Mức giá mô tơ cũ từ 21.000 – 37.000 đồng/Kg.
  • Mức giá bình acquy phế liệu từ 22.000 – 26.000 đồng/Kg.
  • Mức giá của pallet nhựa từ 36.000đ/ tấm – 71.100đ/ tấm
  • Mức giá của loại form giày nhôm, nhựa từ 8.400đ – 23.200 đồng/Kg.

Tại sao lại có sự chênh lệch trong bảng giá thu mua phế liệu mới được cập nhật?

Hiện nay tình từ thủ đô Hà Nội vào đến thành phố Hồ Chí Minh, những công ty thu mua phế liệu uy tín trên thị trường sẽ có bảng giá thu mua phế liệu tận nơi cao hơn 10% so với các vựa phế liệu nhỏ lẻ và những người thu mua phế liệu trên đường. Tình trạng nhiều cá nhân mua phế liệu làm ăn không uy tín, hay tự tung tin giá phế liệu tăng hoặc giảm bất ngờ, điều này dẫn đến sự rối loạn thị trường và gây hoang mang tâm lý cho người có nhu cầu mua bán. Hậu quả là khách hàng mất đi lòng tin vào nghề phế liệu ngày càng nhiều hơn.

Dịch vụ thu mua phế liệu tận nơi được áp dụng ngày càng phổ biến hơn trên cả nước. Xu hướng này chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự chênh lệch về giá trong bảng giá thu mua phế liệu bên cạnh chất lượng của phế liệu, thương hiệu của công ty,.. Lúc này, tồn tại một số cá nhân, vựa phế liệu, công ty, cửa hàng nhỏ báo giá thu mua phế liệu đồng, còn có một số loại khác như sắt thép, thiếc, niken, gang, inox, mũi khoan, nhôm, hợp kim, chì… và các loại phế liệu tổng hợp tận nơi giá cao uy tín để bạn có nhiều sự lựa chọn dịch vụ hơn. Dịch vụ thu mua tận nơi có trên cả nước, bạn sẽ tiết kiệm chi phí bốc xếp, tháo dỡ, vận chuyển phế liệu và bán được các loại phế liệu với giá cao.

Mức giá thu mua phế liệu luôn có sự chênh lệch cao là bởi vì trong bảng giá thu mua các loại phế liệu được áp dụng cho mỗi khách hàng khi có nhiều mặt hàng khác nhau. Bên cạnh đó, chất lượng của các loại phế liệu của mỗi khách cũng khác nhau. Tất cả những loại phế phẩm của công trình, gồm có cả hàng tồn kho sẽ có mức giá thành cao hơn những phế liệu quá hạn lâu ngày đã bị mục nát, loại hàng xiconhen hoặc hàng được thải từ quá trình cắt vụn để chế tạo vật tư.

Dự đoán về xu hướng tình hình giá phế liệu tăng, giảm

Bởi vì tình hình dịch covid-19 nên tất cả các ngành nghề trên mọi lĩnh vực bao gồm cả ngành nghề thu mua phế liệu cũng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng hóa khó lưu thông nên có sự biến động về giá khá nhiều. Xu hướng giá thu mua phế liệu kim loại như đồng, mức giá của sắt thép cũ và phi kim loại có xu hướng giảm khi trước đó vẫn nằm trong mức giá cao. Dự đoán bảng giá phế liệu các ngày sắp tới sẽ còn tiếp tục giảm nếu dịch bệnh tiếp tục trở lại ở mức độ căng thẳng và mất kiểm soát.

Trên đây là bảng giá thu mua tham khảo 1kg phế liệu đồng bao nhiêu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về phế liệu đồng cũng như giá đồng phế liệu bao nhiêu một ký và nhiều thông tin của các loại phế liệu khác mà bạn có thể tham khảo để ra quyết định đúng đắn và phù hợp nhất cho mình.

5 ( 1 bình chọn )

Thanh Hà Mường Thanh

https://thanhhamuongthanh.vn
Thanh Hà Mường Thanh - Blog Chuyên Về Bất Động Sản, Xây Dựng, Cơ Khí, Thiết Kế.. Tổng hợp thông tin hữu ích nhất dành cho độc giả

Ý kiến bạn đọc (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm